fbpx

Hóa chất xử lý nước là gì? Top 10 loại hóa chất xử lý nước hiệu quả

Hóa chất xử lý nước là gì?

Hóa chất xử lý nước là hóa chất có khả năng khử sạch những nguồn nước bị ô nhiễm bằng cách cho phản ứng với các thành phần chất độc, dầu mỡ, chất cặn. Và lọc sạch nước từ nguồn nước thải sinh hoạt hay các trong các nhà máy trước khi tiến hành thải ra môi trường.

Hóa chất xử lý nước được chủ yếu trong các ngành:

  • Trạm cấp nước cục bộ, trạm xử lý nước thành phố.
  • Ngành công nghiệp sản xuất giấy.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt trong đời sống hằng ngày
  • Ngành công nghiệp chế biến than.
  • Ngành Chế biến thực phẩm.
  • Ngành Công nghiệp hóa dầu.

Tại sao cần sử dụng hóa chất xử lý nước thải

tại sao cần xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường
Việc không xử lý nước thải sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt rất nặng đến từ nhà nước.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

Trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày và sản xuất công nghiệp tại các nhà máy đã thải ra một lượng nước lớn nước thải có chứa độc tố, cặn cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Nếu không được xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là các hóa chất không tan trong nước và thấm trực tiếp vào các mạch nước ngầm, hay xả trực tiếp vào các con sông, suối,.gây nguy hiểm sức khỏe con người khi sử dụng. 

Việc nước thải trong các nhà máy lớn không được xử lý trước khi xả ra môi trường bên ngoài sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả xấu như:

  • Mắc các bệnh về da, ung thư,.
  • Môi trường sinh thái bị hủy diệt tạo nên các dòng sông chết, vùng đất chết. 

Bởi những lý do trên việc xử lý nước thải là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn các loại hóa chất xử lý nước thải đúng sẽ tăng hiệu quả xử lý.

Ngoài những tác hại đến môi trường. Việc không xử lý nước thải sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt rất nặng đến từ nhà nước.

hóa chất xử lý nước được chia làm mấy loại?

hóa chất xử lý nước thải có mấy loại
Hóa chất xử lý nước thải được chia thành 4 loại chính.

Hóa chất xử lí nước chủ yếu được chia thành 4 nhóm chính:

Chất đông tụ và chất keo tụ: 

Chất Đông tụ:

Được áp dụng đối với các chất ô nhiễm là ion kim loại (nhất là kim loại nặng). Hoặc các hạt rắn với kích thước nhỏ không tan trong nước hay không thể lắng bằng trọng lực trong tự nhiên được. 

Các chất thuộc nhóm đông tụ có trọng lượng phân tử khá cao. Chủ yếu được sử dụng để liên kết các hạt trung hòa điện tích thành các bông Hydroxit kim loại to hơn. Giúp lắng nhanh bằng trọng lực.

Chất đông tụ thường là muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của 2 loại muối này. 

Thành phần của nước thải và kết cấu thiết kế đường ống, bể chứa của nhà máy xử lý nước có ảnh hưởng đến sự kết hợp và tối ưu giữa chất keo tụ và chất đông tụ.

Chất keo tụ:

Các chất keo tụ là các chất được tích điện ion (thường tích điện dương). Là hợp chất có trọng lượng phân tử thấp (trái với chất đông tụ có trọng lượng phân tử khá cao). Được tổng hợp để trung hòa điện tích của các hạt lơ lửng. 

Chất keo tụ thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxit kim loại (thường dùng là muối nhôm và sắt). Nhằm tăng vận tốc lắng, giảm chất đông tụ dư thừa, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng.

Lưu ý khi sử dụng chất đông tụ vào keo tụ trong xử lý nước:

Cần khảo sát thành phần tạp chất của nước thải để đưa ra liều lượng tối ưu khi sử dụng kết hợp 2 hợp chất đông tụ và keo tụ trong quá trình xử lý nước thải. 

Nếu thêm ít thì không đủ hạt keo để tách hết các hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước. Ngược lại, nếu thêm quá nhiều dẫn đến dư thừa các hạt keo, việc dư thừa hạt keo làm cho 1 hạt keo có thể tiếp cận kết dính được ít hạt rắn hơn và tạo bông cặn nhỏ hơn. Dẫn đến kích thước bông cặn không đủ lớn để dễ dàng lắng bằng trọng lực. 

Chất trung hòa pH:

Đây được xem là loại hóa chất đơn giản nhất. Bằng cách xác định thành phần tạp chất và độ pH của nước ta có thể quyết định xem chất trung hòa đem sử dụng là axit hay bazo. 

Phương pháp này thường xuyên và dễ xử dụng trong xử lí nước ao hồ, bể bơi, xử lí nước nuôi trồng thủy sản,.

Phải nhấn mạnh rằng: Một phản ứng trung hòa là phản ứng với lượng axit và bazơ bằng nhau (tính bằng mol). Và kết thúc với sản phẩm thu được là muối và nước

Ví dụ: 

Để trung hòa axit vô cơ thì có thể dùng bất kì dung dịch có tính bazơ có chi phí rẻ và dễ tìm kiếm và sử dụng như Ca(OH)2, CaCO3, MgCO3,.

Lưu ý:

Chỉ sử dụng một số loại bazo như xút NaOH, Soda (Na2CO3) trong xử lý nước thải công nghiệp vì độc tính cũng như một số nguồn tin cáo buộc soda có thể gây ung thư vì thế mà chúng ko được sử dụng trong xử lý nước sinh hoạt và nước cấp.

Chất chống tạo bọt: 

Sự hình thành bọt khí trong nước thải là tác nhân xấu gây ra nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp. Do đó các chất chống tạo bọt có độ nhớt thấp được sử dụng để làm cho vỡ bọt khí và vỡ bọt bề mặt. chất chống tạo bọt cần phải đảm bảo được khả năng:

  • Hoạt động tốt trong môi trường trung tính, kiềm và axit.
  • Độ pH phải ở mức an toàn từ 5-8
  • Đảm bảo khả năng tan hoàn toàn trong nước.
  • Không phát sinh các thành phần tạp chất khác ảnh hưởng đến quá trình xử lí nước 

Một số loại hóa chất xử lý nước thải được sử dụng phổ biến hiện nay

Hãy cùng QuangTrungChem tìm hiểu xem top 10 loại hóa chất xử lý nước phổ biến nhất hiện này. Đặc trưng của 10 loại hóa chất này là: dễ tìm – dễ mua – và dễ sử dụng.

1. Hóa chất xử lý nước thải Polymer cation (KMR)

hóa chất xử lý nước thải PAM hay còn gọi là KMR
hóa chất xử lý nước thải PAM hay còn gọi là KMR

Polymer cation có ông thức hóa học (C3H5ON)n, Polymer cation thuộc loại hóa chất keo tụ thường được dùng để xử lý nước thải trong công nghiệp,.

KMR được biết đến với nhiều tên gọi khác như: chất kết dính, trợ lắng hóa chất hay chất tạo bông..

Ưu điểm của hóa chất xử lý nước thải polymer cation (KMR)

  • Đây là loại hóa chất xử lý nước thải ở dạng bột nhỏ như đường, màu trắng, không mùi, đễ lưu trữ tại kho và bảo quản dễ.
  • Dễ hòa tan trong nước. 
  • Hoạt động được cả trong môi trường bazơ và acid.
  • polymer cation còn được sử dụng để keo tụ, lọc nước, giảm những chất rắn lơ lửng trong nước,. 
  • Phù hợp với xử lý bùn hữu cơ hay chất thải dạng keo kích thước nhỏ nhằm làm giảm SS, COD. 
  • Ngoài ra chúng còn được sử dụng làm phụ gia kết dính thức ăn thủy sản, chất bảo lưu và làm khô bùn sau xử lý

Cách pha KMR? Hướng dẫn sử dụng Polymer cation – KMR.

  • Pha KMR vào nước theo tỉ lệ nồng độ Polymer 0.02% -> 0.5% tuỳ vào mục đích sử dụng.
  • Chúng ta pha 1000 lít nước với 0.5Kg bột KMR để được dung dịch với nồng độ 0.05%. 
  • Lưu ý:
    • Chỉ được cho từ từ KMR vào nước. Không làm ngược lại.
    • Khuấy đều bằng dụng dụ khuấy hoặc máy để khuấy đều cho KMR hoà tan trong nước.

2. Hóa chất xử lý nước thải Polymer anion

  • Polymer anion có công thức hoá học: CONH2[CH2-CH-]n.
  • Tồn tại ở dạng bột mịn màu trắng, có khả năng hút ẩm mạnh dùng để xử lý nước thải công nghiệp.
  • Là loại hóa chất xử lý nước thải trợ lắng mang điện tích âm. khi polymer anion cho vào nước, các hạt keo sẽ vỡ ra hút những cation kim loại nặng mang điện tích dương trong nước thải và kết dính với nhau tạo thành bông cặn. Sau đó lắng xuống nhờ trường trọng lực.
  • Được sử dụng để kết lắng các chất thải rắn hoặc dạng keo kích thước nhỏ (có nguồn gốc vô cơ) lơ lửng trong nước thải. Giúp quá trình lắng trong trường trọng lực diễn ra nhanh hơn.
  • Polymer anion được sử dụng nhiều trong xử lý nước cấp, nước uống.

Khi nào nên dùng polymer cation? Khi nào dùng polymer anion?

  • Nhìn chung, Polymer Cation và Polymer Anion đều được ứng dụng trong quá trình keo tụ, cô đặc, lắng cặn trong xử lý nước thải. Nhưng Polymer Cation ngoài ứng dụng trong nước thải, còn dùng trong xử lý bùn thải, loại bỏ bùn. Còn Polymer Anion có thể dùng làm chất phụ gia trong công nghiệp.
  • Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ. Nếu dùng quá nhiều Polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt.
  • Ngoài ra, dư lượng Polymer trong nước thải sẽ làm tăng COD. Gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo.

3. Hóa chất xử lý nước thải PAC

hóa chất xử lý nước thải PAC
hóa chất xử lý nước thải PAC
  • Hóa chất xử lí nước thải PAC hay còn gọi là poly aluminium chloride,chất trợ lắng,.
  • Hóa chất PAC keo tụ hay phèn nhôm thường sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp, nước cấp, và nước nuôi trồng thủy sản.
  • Có hàm lượng nhôm khoảng <30%. 
  • Đặc trưng bởi tính bazo (pH đạt trong khoảng 6.5 – 8.5)

Ngoại quan:

  • Dạng bột màu vàng hoặc trắng.
  • Dễ tan trong nước khi tan kèm phản ứng tỏa nhiệt.
  • Có tính hút thấm và tính keo tụ nhanh. 
  • Đây là loại hóa chất keo tụ có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước một cách nhanh chóng và hiệu quả. PAC thường được sử dụng để lắng trực tiếp nước sông hồ, nước uống cho hộ gia đình, nước trong nuôi trồng thủy hải sản,.
  • Một số loại chất xử lý nước thải loại phèn nhôm hiện nay có thể kể đến như: PAC vàng chanh hay nghệ từ Trung Quốc hay hàng Việt Trì của Việt Nam.

4. Chất phá màu nước thải

  • Sử dụng chủ yếu trong công đoạn xử lí nước thải ngành dệt nhuộm, ngành sản xuất giấy, dày da,.
  • Có tính acid (độ pH khi pha loãng từ 3 – 5) và phân tán.
  • Có trọng lượng phân tử cao, tính cation.
  • Hóa chất xử lý nước thải công nghiệp ở dạng chất lỏng nhớt, màu sáng, không độc. Đây là một hợp chất polymer cation bậc 4, chuyên dùng để loại bỏ màu, kết bông, giảm COD (giảm khả năng oxy hóa) trong nước thải. 

5. Hóa chất xử lý nước thải FeSO4.7H20 – Phèn sắt sunfat

Phèn sắt sunfat là hợp chất muối vô cơ tồn tại dưới dạng ngậm nước. Là một trong số các hóa chất thường đường dùng trong xử lý nước thải công nghiệp, đặc trưng bởi dải pH rộng có khả năng loại bỏ tốt các gốc phosphat, 

  • dùng trong phản ứng khử ion kim loại trong ngành dệt nhuộm.
  • giúp hạ phèn có trong đất và nước, diệt tảo.
  • Phèn sắt sunfat được sử dụng chủ yếu với vai trò là chất keo tụ, tạo bông, tạo lắng trong xử lý nước thải. 

Ngoại quan:

  • Dạng hạt hoặc bột màu xanh, tan hoàn toàn trong nước và không tan trong rượu. 

Bảo quản:

  • Là chất có khả năng ăn mòn khá mạnh nên không được bảo quản trong các phuy sắt, đồng, nhôm,.
  • Bảo quản tốt nhất ở dạng bao bì nhựa.

6. Hóa chất H2O2 – Oxy già – Xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả

hóa chất xử lý nước thải h2o2
hóa chất xử lý nước thải h2o2 – oxy già thái
  • Hóa chất khử trùng H2O2 hay còn được gọi là Oxy già Thái Lan là dung dịch không màu, có mùi gắt đặc trưng, nhớt hơn nước và dễ hòa tan trong nước. 
  • Đây là hóa chất xử lý nước có tính oxi hóa mạnh vì vậy hóa chất này có tính sát khuẩn cao. Một ưu điểm nữa của H2O2 là khả năng giảm thiểu mùi nước thải nhà máy.
  • H2O2 mang tính acid nên cũng có công dụng điều hòa nồng độ pH.

7. Chất xử lý nước thải xút vảy NaOH 

 

 Chất xử lý nước thải xút vảy NaOH
Chất xử lý nước thải xút vảy NaOH
  • Natri Hydroxit hay còn gọi là xút vảy, soda..
  • là chất rắn không mùi màu trắng có dạng viên, dạng vảy màu trắng. Sản phẩm dễ dàng hòa tan trong nước tạo thành một dung dịch bazơ. 
  • Đây loại hóa chất thuộc nhóm xử lý nước thải theo phương pháp trung hòa pH. Giúp trung hòa được độ PH ở các loại nước thải có nhiều muối cũng như axit. 

8. Chất xử lý nước thải H2SO4

Trái ngược với NaOH. Acid sunfuric (H2SO4) là một hóa chất có tính acid cực mạnh nên có tác dụng trung hòa các nguồn nước kiềm.

  • H2SO4 Chủ yếu được dùng làm chất để sản xuất nhôm hidroxit. Một chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để lọc tạp chất, cải thiện mùi vị của nước, trung hòa pH, 
  • H2SO4 được dùng để loại bỏ các ion kim loại nặng như Mg2+, Ca2+ có trong nước thải, nước cấp phòng tránh nguy cơ nước bị nhiễm phèn.
  • Lưu ý: acid sunfuric là acid nguy hiểm đối với con người. Khi sử dụng cần trang bị đầy đủ bao tay, mắt kính tránh trường hợp bắn vào mắt,.

9. CaO – Vôi Bột

  • Vôi bột với công thức hóa học CaO tồn tại dưới dạng chất bột màu trắng, mịn,  
  • CaO còn được biết đến với nhiều tên gọi như: Vôi sống, vôi nung, vôi 100… 
  • Ngoài ra, trong thành phần vôi sống còn có chứa một số loại oxit khác như: Nhôm oxit, magie oxit, oxit silic,…
  • Vôi bột có những ứng dụng phổ biến trong quá trình xử lý nước thải có thể kể đến như là chất kết bông,. 
  • Giúp loại bỏ các tạp chất dư thừa chứa gốc photphat hay khử trùng, khử phèn giảm độ chua, giảm độ PH,. Cũng như tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho nuôi trồng thủy sản,.

10. Hóa chất Trichloroisocyanuric Acid – TCCA

hóa chất xử lí nước thải TCCA
hóa chất xử lí nước thải TCCA – Chợ hóa chất

TCCA với tên khoa học Trichloroisocyanuric Acid. Đây là hóa chất thuộc nhóm hóa chất công nghiệp với công thức là (CiNCO)3. 

  • Đặc điểm ngoại quan nổi bật nhất là chất bột màu trắng, có mùi clo. Là một trong những hóa chất công nghiệp có tính axit mạnh có mùi đặc trưng và khả năng tan mạnh trong nước. 
  • Đây là loại hóa chất đặc biệt hữu hiệu trong quá trình xử lý nước với các công năng vượt trội như khử mùi, tiêu diệt các tảo và vi khuẩn có hại. 
  • Đặc biệt phù hợp với xử lý nước thải bể bơi, phun khử trùng khu vực công cộng, hồ chứa ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
  • Là chất tẩy trắng phổ biến trong các ngành công nghiệp dệt nhuộm,.
5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “Hóa chất xử lý nước là gì? Top 10 loại hóa chất xử lý nước hiệu quả

  1. Pingback: chất phá bọt antifoam dùng trong thực phẩm được không - hoachatvn.org

  2. Pingback: Methanol trong xử lý nước thải | Tỷ lệ pha methanol thích hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay